Công nghiệp Friedrich Schiller

Schiller được mệnh danh là "Shakespeare của văn học Đức", ngoài ra còn có các cách tôn vinh là: "nhà thơ triết học", "triết gia chính trị", "nhà thơ của tự do" … Để được gọi như vậy, Schiller đã phải chiến đấu rất nhiều trên văn đàn:

Cải cách thơ Ballade

Schiller và Goethe có công lớn nâng thể thơ Ballade của Đức lên một tầm vóc nghệ thuật mới, sâu sắc và cao đẹp hơn.

Phong cách đó đã ảnh hưởng đi khắp châu Âu sau này

Canh tân xã hội

Cùng với Goethe, Schiller được xem là người lãnh đạo phong trào "Sturm und Drang" (Bão táp và phấn khích), một phong trào nhằm giải thoát văn chương những niêm luật cũ kỹ của văn học cổ điển Pháp, chống lại chủ nghĩa duy lý của trào lưu Ánh sáng và những gò bó của xã hội.

Phong trào này xem con người là mục tiêu chính để khai thác nét đẹp; ngoài ra có thể tìm cảm hứng qua văn học dân gian, cảnh thiên nhiên.

"Sturm und Drang" kéo dài 20 năm từ 1770 tới 1790, đã canh tân cả nền văn chương và xã hội lúc bấy giờ.

Ảnh hưởng tới các tầng lớp

Schiller là người đã đem kịch trường để nâng cao trình độ dân trí, óc thẩm mỹ và nhân sinh quan của dân chúng, cho người Đức có một tinh thần quốc gia mạnh mẽ. Quan niệm của ông là: sự "vĩ đại" của nước Đức không nằm trong "quyền lực chính trị", mà chính là ở "sức mạnh văn hóa".

Văn của ông được giới bình dân yêu thích hơn là giới trí thức, bởi ông rất mạnh tay khi đả kích các thói rởm đời, tính chất xấu xa của cả giới quý tộc lẫn trí thức. Ông truyền bá những tư tưởng tự do, dân quyền, khoan dung, khoan dung tôn giáo, khoan dung chính trị. Nhờ vậy, thơ, kịch của ông được giới bình dân thuộc nhiều và truyền tụng đi khắp.

Thomas Mann, nhà văn Đức đoạt giải nobel văn chương năm 1929, đã ca ngợi Schiller là "vị thần của nghệ thuật". Đại thi hào Goethe cũng đã hết mực khen người bạn kém mình 10 tuổi, như một người đưa lối ông đến với triết lý của Kant.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có số ít người ghen ghét Schiller. Điển hình là nhà văn danh tiếng Christoph Martin Wieland, đã tỏ ra hết sức khó chịu trước sự say mê cuồng nhiệt của quần chúng ở Neckar với kịch Schiller.

Chịu ảnh hưởng của Kant

Người ta nhận thấy Schiller chịu ảnh hưởng về ý thức và đạo đức trong triết học của Immanuel Kant, nhà duy tâm luận chủ trương thuyết hoài nghiduy tâm chủ quan – cùng thời.

Trong quan niệm của Schiller, thế giới là một nơi "không có ai chỉ đơn thuần là một phương tiện, không có ai là nô lệ". Để thế giới này đạt tới cảnh giới đó thì không thể làm bằng bạo lực mà phải bằng giáo dục thẩm mỹ – đó là tư tưởng vĩ đại khiến cho hình tượng Schiller mãi mãi sống trong lòng thế hệ.

Tình bạn với Goethe

Schiller quen Goethe năm 1785, đến năm 1790 tình cảm mới thật sự nở rộ. Goethe hơn Schiller 10 tuổi, nhưng không vì thế mà có khoảng cách giữa hai người.

Người ta đếm lại trong khoảng 10 năm bè bạn ngắn ngủi ấy (Schiller mất trước Goethe 20 năm), 2 người đã trao đổi hơn 1000 bức thư. Schiller gọi khoảng thời gian đó là "biến cố trọng đại nhất" trong đời mình.

Nhân dân Đức đã tạc tượng của hai người, cầm chung vòng nguyệt quế đứng trước nhà hát Deutsche National Theater tại Weimar, như một sự minh chứng và nối dài cho tình bạn vĩ đại giữa hai thi sĩ lớn nhất nước Đức.